Các giai đoạn phát triển đầu đời cực quan trọng của chó con
Theo đúng như tên gọi, thời kỳ này thể hiện quá trình học tập của chó con, bắt đầu từ giai đoạn hấp dẫn (không biết sợ) và kéo dài suốt giai đoạn ác cảm, e ngại (sợ những vật lạ). Chó con dần dần có khả năng giao tiếp và thu nhận ý thức về tôn ti khi chúng tiếp nhận những sự khiển trách cũng như những dấu hiệu về khứu giác và cử chỉ từ chó mẹ.
Early developmental Stages in the Puppy
1. Phát triển thể chất (Physical Development)
Chó con phát triển nhờ vào sự hình thành và hoàn thiện của nhiều mô khác nhau. Các loại mô này phát triển không đồng thời và với tốc độ không đồng đều. Điều này lý giải tại sao nhu cầu dinh dưỡng của chó con cần phải thay đổi chủng loại và số lượng để chúng dễ hấp thụ.
Sự phát triển thể chất tương tự như hoạt động của một nhà máy. Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết cần có sơ đồ ( Hệ Thần kinh); sau đó lắp đặt các máy móc, dụng cụ (bộ xương). Để nhà máy hoạt động được, người ta cần đến công nhân (cơ bắp) và công nhân sẽ đòi hỏi những quyền lợi (mỡ).
Sự so sánh này có vẻ đơn giản vì thực tế các giai đoạn kể trên đều xảy ra dần dần và cùng một lúc; nhưng nó nhấn mạnh những nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi giai đoạn phát triển của chó con và nó cũng minh họa cho các vấn đề sau đây :
Vì sao chó con không có nguồn dự trữ năng lượng đầy đủ khi mới sinh?
Mỡ chỉ được tích tụ trong giai đoạn phát triển về sau mặc dù đây là hình thức dự trữ năng lượng chủ yếu. Chó con không thể nhờ cậy vào nguồn năng lượng nào khác ngoại trừ những khoản dự trữ glucogen nhỏ (nằm trong gan và các mô cơ) đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khoảng 12 giờ sau khi sinh. Vì thế chó con hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài cho đến khi xuất hiện phản xạ rùng mình (6 ngày sau khi sinh), sự tích tụ mô mỡ (cuối tuần thứ 3) và sự phát triển các cơ chế điều khiển nhiệt độ cơ thể.
Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng đối với các giống chó khác nhau
Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, như đối với giống chó Berger Đức. Thành phần cấu tạo cơ thể thay đổi trong suốt quá trình phát triển: nước và các chất protein giảm đi trong khi tỷ lệ mỡ và chất khoáng tăng lên.
Sự béo phì ( thường gặp ở chó con Berger )
Tốc độ phát triển “điển hình” cho phép người nuôi Berger có thể kiểm tra định kỳ xem chú chó có đang phát triển bình thường không. Lúc mới sinh, Berger con cân nặng trung bình từ 400-500gr tùy theo giới tính và thứ tự trong lứa sinh.
Trọng lượng của chó con thường bị giảm đi trong ngày đầu tiên, nhưng không quá 10% trọng lượng cơ thể. Sau đó, chúng tăng trọng rất nhanh. Trong những tuần đầu, trọng lượng tăng từ 5-10% mỗi ngày. Việc cân chó vào cùng một thời điểm mỗi ngày cho phép người nuôi có thể theo dõi được cự tăng trọng của chúng. Chó Berger trước khi trưởng thành thường nặng gấp 70 lần khi mới sinh; do đó đòi hỏi người nuôi phải có sự quan tâm theo dõi đặc biệt.
Nói chung, trong 2 ngày liên tiếp nếu chó con không tăng trọng thì cần phải được theo dõi chăm sóc đặc biệt. Chủ nuôi cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến bất kỳ sự chậm phát triển nào. Trong trường hợp cả lứa chó đều có biểu hiện này, nguyên nhân có thể là do chó mẹ (không đủ sữa hoặc sữa độc). Nếu chỉ một hoặc vài con bị thì có thể do các yếu tố cá nhân (sứt môi, tranh giành thức ăn, v.v…).
Berger 1 tháng tuổi tăng cân khoảng 100gr mỗi ngày, và chỉ số “DAG” (Daily average gain) Lượng tăng trọng trung bình mỗi ngày có thể lên đến 150-160gr vào tháng thứ 3.
Người nuôi cũng nên thường xuyên nghe tiếng khóc của chó con, quan sát chúng bú, theo dõi hành vi của chó mẹ, đánh giá sức sống của chó con, ghi nhận nhiệt độ trực tràng và kiểm tra sự hydrat hóa vì chó con có thể bị bệnh và chết rất nhanh trong giai đoạn này.
2. Phát triển hành vi (Behavioural Development)
Trước khi cai sữa, chó mẹ đóng vai trò chủ động trong sự phát triển thể chất và hành vi của chó con hơn hẳn chó cha – và vì thế chó mẹ cũng đóng vai trò then chốt đến sự ổn định và hòa nhập vào môi trường sống mới của chúng.
Mặc dù trong chương này chúng ta không nghiên cứu hết tất cả các giai đoạn phát triển của chó con, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở những thời điểm khác nhau đối với các giống chó khác nhau (chó nhỏ phát triển nhanh hơn), nhưng cũng cần lưu ý rằng người nuôi có thể tránh được sai lầm và thất vọng bằng cách nắm được thời kỳ nào thích hợp cho việc huấn luyện hoặc lúc nào thì chó trở nên ác cảm, e ngại với xung quanh.
Sự phát triển dây thần kinh ở chó con mới sinh chưa hoàn chỉnh. Khi mới sinh ra, chó con như mù, điếc; khả năng khứu giác còn hạn chế, còn hệ thần kinh thì thiếu myelin, làm cho chó không thể xử lý nhanh các xung lực thần kinh. Do đó, người nuôi cần có kiến thức về thần kinh vận động, về sự phát triển tâm lý và giác quan để chẩn đoán và phát hiện sớm các khiếm khuyết, cũng như để tập cho chó con phát triển phù hợp với mục đích sử dụng về sau.
Trong 2 tuần đầu, người nuôi cần kiểm tra xem chó mẹ đã thực hiện các bản năng làm mẹ đúng chưa (đặc biệt hành động liếm con, giúp chó con hình thành phản xạ đi vệ sinh), cần theo dỏi việc cho con bú, đặt những con yếu hơn ở đầu vú phía sau vì thường có nhiều sữa hơn. Người nuôi cũng cần thường xuyên kiểm tra không để móng chân chó con cào vào đầu vú làm chó mẹ đau và không chịu cho bú.
3. Các nhà hành vi học thường chia sự phát triển của chó con ra làm 4 thời kỳ kế tiếp nhau:
1. Thời kỳ tiền sinh (The prenatal period)
Bào thai trong tử cung không hoàn toàn bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Các kỹ thuật siêu âm đã cho phép chúng ta theo dõi phản ứng của bào thai từ sau 4 tuần tuổi khi chó mẹ được kiểm tra ở phần bụng. Xúc giác phát triển từ rất sớm, và bào thai có thể cảm nhận khi chó mẹ được vuốt ve. Tương tự, hiện tượng stress ở chó mẹ cũng ảnh hưởng đến chó con, dẫn đến sảy thai, thai chậm phát triển trong tử cung, ảnh hưởng đến khả năng hoc hỏi hoặc thậm chí các khiếm khuyết về hệ miễn dịch.
Cuối cùng, mặc dù khứu giác chỉ phát triển từ sau khi sinh, vị giác lại xuất hiện sớm hơn : có vẻ như các loại thức ăn mà chó mẹ ăn trong thời gian mang thai có ảnh hưởng đến thói quen lựa chọn thức ăn của chó con sau này.
2. Thời kỳ mới sinh (The neonatal period)
Thời kỳ này diển ra từ ngay sau khi sinh đến lúc chó con mở mắt. Thời kỳ này thường được gọi là thời kỳ “sống thực vật”vì chó con chỉ ngủ và có một vài hành động phản xạ. Chúng chỉ phản ứng với các kích thích xúc giác và bò tới nơi có nguồn nhiệt. Sở dĩ chó conbò được là nhờ hệ thần kinh đã phát triển, với quá trình bổ sung myelin diễn ra từ phần trước đến phần sau của cơ thể, cho phép chó con cử động được chân trước rồi sau đó đến chân sau.
Ngoại trừ các phản xạ, cảm nhận biết đau đớn xuất hiện sau cùng trong quá trình phát triển hệ thần kinh. Điều này giải thích vì sao người ta có thể tiến hành các phẩu thuật nhỏ cho chó con mà không cần gây mê trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn mới sinh, chó mẹ và lứa chó con cần được giữ ấm và an toàn. Nếu chó mẹ thiếu bản năng làm mẹ hoặc nếu lứa chó quá ít, người nuôi cần bổ sung các kích thích xúc giác cho chó bằng cách kiểm tra phản xạ (tiêu, tiểu, bú liếm) của chó con. Các kích thích khác thường thấy trong quá trình nuôi (nhạc, đồ chơi, màu sắc, v.v..) không tác dụng vào thời kỳ này mà chỉ quấy rầy giấc ngủ của chó con mà thôi.
3. Thời kỳ chuyển tiếp(The transition period)
Còn được gọi là “thời kỳ thức giấc”. Thời kỳ chuyển tiếp bắt đầu khi chó mở mắt (10 – 15 ngày tuổi) và kết thúc khi chó bắt đầu nghe được, tức là có phản ứng với âm thanh (4 tuần tuổi). Mặc dù thị giác chưa hoàn chỉnh ở thời kỳ này, nhưng nếu chó có biểu hiện đào bới, dò dẫm thì rất có khả năng chó có vấn đề về thị giác. Ở thời điểm này, chó con thường liều lĩnh dò dẫm tìm hiểu, bắt đầu chơi đùa, đeo lấy mẹ và nhận biết các bạn bè của nó (hiện tượng ghi dấu) Người nuôi có thể lợi dụng những lúc chó con tập đi để tập cho chúng quen với mùi và sự hiện diện của người, chơi đùa và đối xử dịu dàng với chúng.
4. Thời kỳ hòa nhập vào xã hội (The socialization period)
Theo đúng như tên gọi, thời kỳ này thể hiện quá trình học tập của chó con, bắt đầu từ giai đoạn hấp dẫn (không biết sợ) và kéo dài suốt giai đoạn ác cảm, e ngại (sợ những vật lạ). Chó con dần dần có khả năng giao tiếp và thu nhận ý thức về tôn ti khi chúng tiếp nhận những sự khiển trách cũng như những dấu hiệu về khứu giác và cử chỉ từ chó mẹ.
Leave a Reply