Hướng cách huấn luyện chó cách phòng thủ

Kích thích trạng thái phòng thủ đòi hỏi có quân xanh có tay nghề cao và chuyên nghiệp trong việc đọc, hiểu tính khí và biết chính xác cách làm thế nào khiến chó cảm thấy áp lực hay cảm thấy bị đe dọa.

Đối với chó để làm chó vụ cảnh sát, công tác bảo vệ cá nhân nghiêm túc, hoặc làm việc Schutzhund tốt, chó cần phải có trạng thái phòng thủ “DỮ DỘI”.

Trạng thái phòng thủ của chó là trạng thái để bảo vệ chính nó từ một mối đe dọa. Khi chó con ở trạng thái phòng thủ, nó không hề thoải mái. Chó nghĩ rằng đó là ở một tình huống đang bị đe dọa hoặc bị tấn công và kết quả là nó bị gây sức ép. Đối với huấn luyện, chó của ta cần phải phản ứng (với một số lượng hạn chế mối đe dọa ) với một thái độ tích cực (phòng thủ tích cực – thêm ).trang-thai-phong-thu-1 Trạng thái này xuất hiện để tự bảo vệ mình là một đặc tính di truyền. Trạng thái này không thể huấn luyện cho chó được , bất kể ta cố gắng thế nào. Nếu một con chó đã không được thừa kế gen phòng thủ, chúng ta không có cách nào làm xuất hiện trạng thái bảo vệ ở chúng. Một vài ví dụ điển hình trong số này là Golden, huskies hoặc các giống chó cảnh khác. Những con chó này không mang gen cho công tác bảo vệ. Điều lớn nhất có thể được mong đợi từ những con chó này là nó sẽ sủa người lạ. Nhưng khi bị đe dọa, chúng sẽ lảng tránh và chạy .
Mặc dù một con chó có thể kế thừa gen phòng thủ, trạng thái bảo vệ của nó thường chỉ bắt đầu xuất hiện khi nó đến tuổi dậy thì. Đối với một số chó, thời điểm này có thể là 1 năm tuổi – Chó cảnh sát quốc phòng thường không phát triển đầy đủ đến khi chúng trưởng thành về tinh thần – điều này có thể là muộn nhất là 3 năm tuổi, tùy thuộc vào dòng máu.
Hình ảnh của một con chó không được huấn luyện ở trạng thái phòng ngự hoàn toàn khác biệt so với hình ảnh của chúng trong trạng thái săn mồi. Phòng thủ là một dấu hiệu của sự bất an. Khi đó, tiếng chó sủa sẽ sâu hơn và nghiêm trọng hơn. Lông dựng đứng và nanh sẽ nhe ra kèm theo tiếng gầm gừ.
Nhìn kỹ hơn, trạng thái của đuôi chó cũng khác biệt. Đuôi không được vẫy nhiều và hạ thấp hơn so với trạng thái săn mồi.
Cắn phòng thủ cũng khác so với một vết cắn con mồi. Đó là vết cắn với phần phía trước hàm. Thường thì con chó sẽ cắn ngập sâu (có vết răng hàm) khi cắn mồi nhưng sẽ chỉ cắn bằng nanh khi phòng thủ ( không có vết răng hàm) . Các HLV kinh nghiệm thường giải thích về nếp gấp của tay áo bị kém bền, nghĩa là chó chỉ cắn bằng răng nanh và thường nhai chỗ đó..
Huấn luyện viên mới nên quan sát vị trí của đuôi hoặc cách cắn như là một thước đo tính khí. Khi đuôi của chó giơ cao và vẫy, chúng đang thoải mái với những gì đang xảy ra. Khi sức ép tăng, đuôi sẽ hạ thấp hơn. Nếu áp lực tiếp tục tăng, chó sẽ dần có trạng thái lảng tránh, (thời điểm nó sẽ chạy đi) đuôi sẽ được nằm giữa hai chân.
Thời điểm an toàn nhất để đưa chó vào trạng thái phòng thủ khi tập luyện là sau khi nó trưởng thành về tinh thần và sau khi nó đã trải qua huấn luyện cơ bản với trạng thái săn mồi.
Các trạng thái phòng thủ có thể bắt đầu được biểu hiện ở chó 4 hoặc 5 tháng tuổi thấy được qua các kiểu sủa ở những hoàn cảnh lạ. Trạng thái không biểu hiên và phát triển đến mức độ đầy đủ cho đến khi con chó là 18 đến 24 tháng tuổi và với một số con chó sẽ rất chậm là 3 năm tuổi.
Các HLV có kinh nghiệm chỉ bắt đầu đưa chó vào trạng thái phòng thủ khi nó đạt đến tuổi dậy thì. Nghĩa là khoảng 11-14 tháng tuổi. Các HLV thiếu kinh nghiệm thường mắc phải sai lầm khi đặt chó vào trạng thái đe dọa quá sớm, trước khi nó trưởng thành về tinh thần đủ để đối phó với áp lực. Đây là sai lầm lớn nhất của việc huấn luyện bảo vệ. Đẩy một con chó vào trạng thái phòng thủ trước khi nó trưởng thành đủ để đối phó với sự căng thẳng là cách nhanh nhất kết thúc sự nghiệp bảo vệ của một con chó.

HÃY HẾT SỨC THẬN TRỌNG VỀ HUẤN LUYỆN BẢO VỆ VỚI CHÓ NHỎ:
Một số con chó có trạng thái săn mồi tuyệt vời – nhưng dở trạng thái phòng thủ. Một ví dụ phổ biến là chó lab, chúng thích đuổi theo bóng, nhưng không bao giờ có thể được huấn luyện về bảo vệ bởi vì chúng không có trạng thái phòng thủ.
Không giống trạng thái săn mồi, cường độ phòng thủ không giảm khi chó mệt mỏi. Nói cách khác, việc chó mệt mỏi không ảnh hưởng tới phản ứng của nó với một mối đe dọa.
Ở Mỹ, Bergie Đức Shepherds nuôi đại trà xuất hiện trạng thái săn mồi khá ổn định, nhưng 99,9% trong số chúng ít xuất hiện trạng thái phòng thủ. Đó là lý do tại sao chúng không thể làm công việc Schutzhund, ngoại trừ chó cảnh sát được huấn luyện cho công việc.
Kích thích trạng thái phòng thủ đòi hỏi có quân xanh có tay nghề cao và chuyên nghiệp trong việc đọc, hiểu tính khí và biết chính xác cách làm thế nào khiến chó cảm thấy áp lực hay cảm thấy bị đe dọa.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *