Dấu hiệu để nhận biết dị ứng với chó và cách chữa trị hiệu quả

Thực ra, lông vật nuôi không gây dị ứng, là do nước bọt hay nước tiểu của chúng dính trên lông.

Từ khi nhà bạn nuôi thú cưng, bạn bắt đầu có những dấu hiệu bệnh? Để chắc chắn rằng cún yêu không bị đổ oan, hãy tham khảo bài viết này nhé

Từ hàng chục ngàn năm trước, con người đã biết thuần hóa vật nuôi để đem lại lợi ích cho mình. Trải qua hàng ngàn năm, chó đã thật sự trở thành những hậu duệ trung thành, không những thế chúng còn là những người bạn đáng yêu của chúng ta. Nhưng khổ một nỗi, “em” nào cũng nhiều lông và tiềm ẩn hàng núi rắc rối đối với những ai dễ bị dị ứng.

Bạn đã bao giờ có triệu chứng này khi đứng gần chó, gấu bông, ghế vải hay nơi có bụi, nước hoa, hành, thuốc nhuộm chưa: ho, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, nổi mề đay (mảng đỏ), kết mạc đỏ và ngứa. Nếu có thì bạn nên tránh nuôi chó trong một thời gian (một vài người chỉ dị ứng với ghế vải, bụi…mà không dị ứng lông chó, bạn có thể thử tiếp xúc với chó để có quyết định đúng nhất).

Nếu bạn có bệnh Hen, lông chó có thể khiến bạn khởi phát cơn hen cấp tính gây khó thở, tức ngực, và thậm chí xuất hiện cơn hen nặng, đe dọa tính mạng, bởi khoảng 30% bệnh nhân Hen có liên quan đến viêm mũi dị ứng.

Tại sao lông chó gây dị ứng? Da của những con vật này sau khi lão hóa bị bong ra thành vảy. Khi chúng gãi hay rũ lông, vảy và hạt bụi trong lông sẽ bay ra, bám lại trên thảm và các vật dụng trong nhà. Chính vì thế, lông chó dễ gây ra dị ứng nhất. Người mẫn cảm (quá nhạy cảm) sẽ bị dị ứng khi chạm vào những đồ vật đó (ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với chó).

Tuy nhiên, nếu bạn mới bị dị ứng, chỉ cần cách xa một thời gian với nguyên do gây dị ứng từ 1-2 tháng. Sau đó tiếp xúc lại từ từ để quen dần. Cẩn thận làm tốt, bạn có thể thoát được bệnh này. Riêng những bạn có Hen, Chàm hoặc bệnh Viêm mũi dị ứng, nếu quá yêu thích thú cưng, cần hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận! (Không nên tự dùng thuốc Histamin, rất dễ lờn thuốc)
Theo Đông y, với bệnh Hen suyễn, bạn có thể ăn lá hẹ thường xuyên. Lấy một nắm lá hẹ tươi chừng 100g rửa thật sạch, rồi đun sôi cho chín trong 5 phút, chiết lấy khoảng 100ml nước hẹ uống ngay sẽ hạ được cơn suyễn. Có thể uống liên tục trong nhiều ngày mà không có tác dụng phụ. Ngoài ra lá hẹ còn có các công dụng: chữa ho, làm bạn bớt khò khè do tăng tiết dịch ở phế quản.

*Lưu ý:

“Bụi” tức là phấn hoa ở bên ngoài; nấm mốc trong chăn nệm; vảy da, bụi nhà…
Có thể bạn không dị ứng lông chó, nhưng vẫn nổi đỏ da là do lây rận, nấm từ chó. Bạn nên tránh xa vật nuôi và đến gặp ngay bác sỹ da liễu.
Thực ra, lông vật nuôi không gây dị ứng, là do nước bọt hay nước tiểu của chúng dính trên lông.
Phụ nữ có thai không nên có vật nuôi trong nhà. Lông gây dị ứng và phân mèo có thể mang vi khuẩn Toxoplasmosis rất nguy hại đối với thai nhi.
Những người bị dị ứng với vật nuôi là do hệ miễn dịch không thăng bằng, bị lệch về hướng gây phản ứng khi bị kích thích bởi nguyên nhân gây dị ứng (lông, vảy, da tróc, nước bọt, chất bài tiết của vật nuôi)
Trẻ em dễ bị dị ứng hơn người lớn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *