Chó lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn là biểu hiện của bệnh Parvovirus
Nếu không có kinh nghiệm về việc chữa bệnh cho chó nên gọi cho bác sĩ thú y, hay đưa ra cơ sở thú y gần nhất nếu thấy triệu chứng bệnh của chó để kịp thời chữa trị các bạn nhé!
Nếu một ngày chú cún đáng yêu của bạn đột nhiên mệt mỏi, tinh thần lao dốc, người cứ lừ đừ và bỏ ăn hãy nghĩ ngay đến bệnh
Parvovirus là căn bệnh phổ biến ở chó, lây lan rất nhanh và khả năng gây tử vong khi mắc bệnh là rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh:
Do Canine Parvovirus (CPV) gây ra.
Bệnh lây trực tiếp từ chó này sang chó khác, khả năng nhiễm bệnh của chó dưới 1 năm tuổi và chưa được tiêm vaccine là rất cao.
Từ phân của chó bị bệnh phát tán ra môi trường và lây qua những chó khác.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do tác nhân trung gian đã nhiễm Parvovirus truyền bệnh.
Có 2 hướng phát triển bệnh:
+ Parvovirus vào cơ thể chó rồi tấn công vào máu-> Tuỷ xương, hạch bạch huyết, lá lách -> Hoại tử tế bào lympho -> Giảm tế bào lympho -> Chết.
+ Parvovirus vào cơ thể chó rồi tấn công vào máu-> Ruột -> Hoại tử biểu mô ruột -> Viêm ruột, tiêu chảy -> Khỏi bệnh.
Triệu chứng khi nhiễm bệnh:
Tiêu chảy liên tục.
Phân có máu và mùi tanh.
Biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, bỏ ăn. Đang khoẻ mạnh bỗng dưng ủ rũ.
Nôn liên tục, thiếu nước.
Ủ bệnh từ 3 -4 ngày sẽ bắt đầu ngủ lịm, ói mửa, tiêu chảy ra máu, suy nhược và chết sau vài ngày.
Cách điều trị:
Đối với bệnh này, ta điều trị các triệu chứng và cách điều trị như sau:
Truyền dịch Lactate Ringer và Glucose 5% để chống mất nước và cung cấp năng lượng.
Chống ói bằng Primperan (metocloperamide) 1ml/10kgP tiêm bắp.
Imodium (Loperamide) 1 viên/15kgP bắt uống 3 lần/ngày để cầm tiêu chảy.
Dùng Actapulgite hoặc Varogel: 1 gói/10kgP, uống 3 lần/ngày.
Trợ sức bằng: B-complex hay Lesthionin C.
Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm như: Septotryl, Baytril, Multibio 1ml/10kgP/ngày.
*Chú thích: kgP là kg thể trọng.
Cách phòng bệnh:
Luôn luôn phòng bệnh cho chó vì khi mắc phải bệnh này nguy cơ cứu sống không cao và làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chó.
Tiêm vaccine Parvo phòng bệnh cho chó khi được 6 tuần tuổi. Lặp lại hằng năm.
Chó dưới dưới 4 tháng tuổi mà chưa được tiêm vaccine thì nên cách ly tránh nguyên nhân lây nhiễm trung gian.
Tiêm vaccine cho chó mẹ trước khi mang thai 1 tháng để tạp miễn dịch cho chó con.
Chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho cún.
Vệ sinh môi trường sống của chó, khử trùng định kì.
Nếu không có kinh nghiệm về việc chữa bệnh cho chó nên gọi cho bác sĩ thú y, hay đưa ra cơ sở thú y gần nhất nếu thấy triệu chứng bệnh của chó để kịp thời chữa trị các bạn nhé!
Leave a Reply