Nếu chó bị ho cũi phải làm sao?
Không được đưa chó ra ngoài trong thời gian này, cách li ngay. Để tránh bệnh nặng hơn và hạn chế tổn thương cho cún.
Trước hết phải thông báo với các bạn rằng: Ho cũi là bệnh không có thuốc đặc trị. Vì vậy, bạn phải theo dõi các triệu chứng để điều trị theo đó nhé!
ĐỘ TUỔI MẮC BỆNH:
Thường bị mắc nhiều nhất ở chó dưới 6 tháng tuổi và các giống chó nhập từ nước ngoài, chó chuyển vùng vào đợt rét lạnh, ẩm ướt hoặc chó bị nhiều stress bất lợi khác… đều có khả năng mắc bệnh.
NGUYÊN NHÂN:
Do Virus Canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp như : Bordetella bronchiseptica… Mycoplasma.
Chó thường mắc bệnh là do lây lan qua môi trường hoặc dụng cụ chăn nuôi, chất thải ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa chó mang trùng và chó khỏe.
Các giống chó ngoại sức đề kháng kém hơn chó địa phương tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khá cao. Chó nuôi tại miền Bắc khí hậu lạnh và ẩm ướt mắc bệnh trầm trọng và khó chữa hơn chó nuôi ở miền Nam.
Đôi khi con người cũng là nguyên nhân gây nhiễm bệnh cho cún.
BIỂU HIỆN BỆNH:
Đây là một căn bệnh lây lan cực nhanh, khi cún mắc bệnh bạn nên cách ly ngay, nếu không sẽ lây sang nhữg cún khác. Đồng thời, điều trị không kịp thời sẽ gây tử vong. Bệnh tiến triển rất nhanh nên khó phát hiện.
Khi chó mắc bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
Khi chó bị bệnh thường hay tự tìm những chỗ râm mát, có hơi lạnh, vũng nước để nằm (nền nhà ẩm, phòng vệ sinh ).
Ho khạc kéo dài từ 7 – 18 ngày (do viêm đường hô hấp).
Mắt hơi đục (khó phát hiện), có ghèn, mũi luôn luôn khô, ráp và chảy dịch xanh, hay liếm mũi rồi nuốt dịch, hắt hơi khi có nhiều dịch chảy ra..
Đến giai đoạn cuối: Chó gầy sút nhanh do kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác: Parvovirus, Carre… tiêu chảy, phân nát có nhày máu, hôi tanh , nôn ra dịch nhớt vàng từ dạ dày lẫn nhớt, rối loạn chức năng gan, thận và chết đột ngột do khó thở, trụy hô hấp, mất nước và trụy tim mạch.
NGUYÊN NHÂN:
CÁCH ĐIỀU TRỊ:
Chữa trị không đúng cách thường bệnh vẫn sẽ không bớt hoặc đỡ hơn nhưng vẫn kéo dài nhiều tuần. Khi bệnh lại sẽ nặng hơn trước làm cho con vật có thể sống lâu hơn nhưng vẫn chết do kiệt sức.
Những cún được phát hiện và chữa trị theo triệu chứng nếu khỏi nhưng vẫn bị lại khả năng tử vong sẽ rất cao.
Như đã nói ở đầu bài: Bệnh không có thuốc đặc hiệu. Phần lớn điều trị theo triệu chứng : Truyền bù dịch và điện giải, năng lượng, kháng sinh chống các bệnh kế phát, trợ sức, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc đặc biệt.
Giữ cho chó ở nơi khô ráo, ấm áp và kín gió trong khi chờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ thú y.
Nếu trong 3 ngày đầu tiên bạn chữa bệnh cho chó mà không khỏi thì đưa đến bác sĩ thú y ngay.
Không được đưa chó ra ngoài trong thời gian này, cách li ngay. Để tránh bệnh nặng hơn và hạn chế tổn thương cho cún.
PHÒNG BỆNH:
Tiêm vaccine (có nhiều loại với những mức giá khác nhau). Nên tiêm vaccine phòng bệnh parainfluenza 6 tháng 1 lần ngay cả với chó trưởng thành.
Nuôi cách ly ít nhất 2 tuần những con chó mới về chưa có an toàn dịch, tẩy trùng và để trống khu nuôi có dịch một thời gian là rất cần thiết.
Giữ ấm, khô ráo, chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng có giá trị tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả miễn dịch.
Leave a Reply